Kết quả tìm kiếm cho "Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1111
Đó là câu tri ân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong tấm bia ở công viên văn hóa mang tên ông (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng thời khẳng định: ““Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta”. Sự tri ân tiền nhân mở cõi không chỉ gói gọn trong một giai đoạn lịch sử, một cá nhân riêng biệt nào, mà trải dài hàng trăm năm hình thành vùng đất thân thương mang tên “An Giang”.
Mùa xuân năm Mậu Dần (1818) khắc sâu vào lịch sử vùng đất phương Nam dấu ấn khai phá mang tầm chiến lược. Dưới sự điều động tài ba của Thoại Ngọc Hầu, kênh Đông Xuyên - Rạch Giá, hay còn gọi là kênh Thoại Hà, đã được hình thành, không chỉ nối liền huyết mạch giao thương, mà còn khơi dậy tiềm năng trù phú của một vùng đất còn hoang sơ.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống MTTQ, ban, ngành, đoàn thể cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh được triển khai từ thành thị đến nông thôn và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân…
Chiều 11/4, tại Trường Tiểu học “B” Núi Tô (huyện Tri Tôn), Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang phối hợp Công ty TNHH Xã hội Thư viện ước mơ tổ chức lễ bàn giao, khai trương “Thư viện ước mơ” cho 13 trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tỉnh trên địa bàn tỉnh. Bà Tạ Ngọc Hoàng Phú, Giám đốc điều hành dự án “Thư viện ước mơ” đến dự.
Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch (VH,TT,DL) đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân đến xem, cổ vũ. Đây là hoạt động ý nghĩa, là “cầu nối” để đồng bào DTTS Khmer trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đồng thời, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Sáng 11/4, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông đã đến thăm, chúc Tết người có uy tín và các hộ gia đình chính sách là người dân tộc thiểu số Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.
Trong năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ triển khai các biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao (đề án) nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, bền vững của tỉnh.
Làng nghề bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh (xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn) đã trở thành biểu tượng của sự cần cù, sáng tạo và tinh thần đoàn kết của người dân địa phương. Hình thành từ những năm 1990, nghề truyền thống này không chỉ gìn giữ nét đẹp văn hóa đặc trưng, mà còn mang đến cuộc sống ổn định cho nhiều gia đình.
Tối 10/4, tại Quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện Tri Tôn tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV/2025.
Những năm qua, An Giang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trong lĩnh vực du lịch (DL). Qua đó, từng bước góp phần đảm bảo nguồn nhân lực DL phát triển ổn định, bền vững, tăng về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, DL trong tình hình mới, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Thoại Sơn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng và củng cố các mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ, nâng cao giá trị nông sản và đời sống nông dân.
Theo UBND tỉnh An Giang, năm nay, Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer diễn ra từ ngày 13 đến 15/4. Nhằm chăm lo, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đón Tết theo tinh thần vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, tỉnh sẽ tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, chúc mừng và tặng quà nhân dịp Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.